Chức năng, nhiệm vụ

Chức năng, nhiệm vụ Khoa Cơ khí 
(Trích Quyết định số 137/QĐ-TCKTKTNHC-TCHC ngày 31/3/2020 của Hiệu trưởng trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh)

Điều 9.  Khoa chuyên môn 

      1. Chức năng:

          Giúp Hiệu trưởng tổ chức, quản lý, thực hiện quá trình đào tạo và các hoạt động khác thuộc Khoa theo chương trình, kế hoạch của nhà trường; quản lý cán bộ, giáo viên và người học thuộc Khoa.

      2. Nhiệm vụ:

  1. Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động hàng năm của khoa; chương trình đào tạo, giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của nhà trường;
  2. Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; phối hợp với các tổ chức khoa học, cơ sở sản xuất kinh doanh, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh. Thực hiện mở ngành nghề mới phù hợp với nhu cầu xã hội;
  3. Tổ chức xây dựng, cập nhật và thẩm định chương trình đào tạo, chương trình chi tiết, giáo trình môn học; hệ thống bài thực hành – thực tập, định mức trang thiết bị cho ngành, nguyên phụ liệu cho từng môn thực hành – thực tập; nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy;
  4. Tổ chức dự giờ, dự giảng; tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp;
  5. Đảm bảo chất lượng đào tạo các ngành, nghề do khoa quản lý;
  6. Phân công chuyên môn giáo viên, tổ chức kiểm tra hồ sơ giáo vụ, xây dựng kế hoạch, bảo đảm thực hiện đúng kế hoạch giảng dạy và quản lý chất lượng giảng dạy, công tác, học tập của giáo viên (kể cả thỉnh giảng), giáo viên chủ nhiệm; quản lý và tổng hợp khối lượng giảng dạy của giáo viên;
  7. Quản lý quá trình học tập và rèn luyện của học sinh. Tham gia đối thoại với học sinh mỗi học kỳ 1 lần;
  8. Xây dựng kế hoạch thi thực hành, thực tập; phối hợp với Phòng Đào tạo tổ chức thi học kỳ, thi tốt nghiệp;
  9. Bảo quản, khai thác, sử dụng hiệu quả và đề xuất mua sắm, sửa chữa, bảo trì máy móc, thiết bị, phương tiện giảng dạy; thực tập kết hợp với sản xuất;
  10. Lập dự trù nguyên phụ liệu học kỳ, năm học; quản lý sản phẩm thực tập, sản xuất của học sinh; đảm bảo về an toàn lao động cho giáo viên và học sinh trong thời gian thực tập và học tập;
  11. Xây dựng và thực hiện kế hoạch thực tập sản xuất, thực tập tốt nghiệp; phối hợp với Phòng Đào tạo giới thiệu việc làm cho học sinh sau khi tốt nghiệp; giới thiệu doanh nghiệp cho giáo viên và học sinh thực tập sản xuất; tham gia hội thi học sinh giỏi nghề các cấp; tổ chức hoạt động ngoại khóa; thực hiện công tác hậu đào tạo thuộc Khoa;
  12. Phối hợp với Phòng Đào tạo xây dựng thời khóa biểu, bố trí phòng thực hành, xưởng thực tập; tổ chức sinh hoạt khoa mỗi tháng 1 lần, mời giáo viên thỉnh giảng cùng sinh hoạt; họp giao ban (giữa lãnh đạo khoa và tổ trưởng bộ môn) 2 tuần 1 lần; thường xuyên theo dõi tình hình và chất lượng sinh hoạt chuyên môn của khoa;
  13. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.

     3. Trưởng khoa, Phó Trưởng khoa chuyên môn:

  1. Khoa chuyên môn có trưởng khoa chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động của khoa theo chức năng nhiệm vụ và theo phân công của Hiệu trưởng. Trưởng khoa phải có trình độ đại học trở lên phù hợp với ngành, nghề đào tạo tại khoa.
  2. Đơn vị có từ 6 nhân sự trở lên hoặc theo đặc thù có thể có phó trưởng khoa. Phó Trưởng khoa phải có trình độ đại học trở lên phù hợp với ngành, nghề đào tạo tại khoa.
  3. Trưởng khoa, phó trưởng khoa phải có đủ tiêu chuẩn giáo viên giảng dạy trình độ trung cấp, có kinh nghiệm quản lý đào tạo, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và có năng lực quản lý.
  4. Độ tuổi khi bổ nhiệm nhiệm kỳ đầu tiên của trưởng khoa, phó trưởng khoa không quá 55 đối với nam và không quá 50 đối với nữ tính đến tháng thực hiện quy trình bổ nhiệm. Trưởng khoa, phó trưởng khoa do Hiệu trưởng bổ nhiệm, cách chức sau khi có ý kiến thống nhất của cấp ủy.

     4. Trách nhiệm và quyền hạn của trưởng khoa:

  1. Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về công tác chính trị tư tưởng của khoa;
  2. Xây dựng chương trình, kế hoạch, phân công và kiểm tra giám sát việc thực hiện toàn bộ nhiệm vụ của khoa;
  3. Đề xuất Hiệu trưởng bổ nhiệm các chức danh thuộc Khoa quản lý; đề xuất cơ cấu tổ chức khoa;
  4. Chỉ đạo giáo viên trong khoa thực hiện các chương trình công tác, kế hoạch phát triển khoa; kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giảng dạy của khoa;
  5. Trực tiếp phân công nhiệm vụ, kiểm tra, nhận xét đánh giá nhân sự trong khoa (cả biên chế, hợp đồng và thỉnh giảng);
  6. Chịu trách nhiệm xét, đề xuất thi đua hàng tháng, hàng quý và năm học, biểu dương, đề xuất khen thưởng hoặc phê bình CB –GV và học sinh thuộc Khoa;
  7. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, chương trình chi tiết môn học, giáo trình môn học, nghiên cứu khoa học, đồ dùng dạy học…;
  8. Duyệt ngân hàng câu hỏi ôn tập và đáp án; phối hợp Phòng Đào tạo tổ chức thi theo quy định của ngành và kế hoạch chung của nhà trường;
  9. Phân công giáo viên giảng dạy đúng chuyên môn;
  10. Kiểm tra, theo dõi công tác bảo trì, bảo dưỡng máy móc, trang thiết bị;
  11. Đề nghị ký hoặc chấm dứt hợp đồng đối với giáo viên thỉnh giảng;
  12. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo CB-GV khoa.

      5.Trách nhiệm và quyền hạn của Phó Trưởng khoa:

  1. Phó Trưởng khoa là người giúp Trưởng khoa trong quản lý, điều hành một số hoạt động của khoa.
  2. Phó Trưởng khoa có nhiệm vụ trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của Trưởng khoa; được thay mặt Trưởng khoa giải quyết và chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa và nhà trường đối với công việc đã giải quyết; có trách nhiệm báo cáo với Trưởng khoa về tình hình thực hiện công việc được giao.

Điều 10.      Bộ môn thuộc khoa

      1. Bộ môn thuộc khoa là đơn vị cơ sở về đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ của trường trung cấp, chịu trách nhiệm về học thuật trong các hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ của khoa và của trường.

      2. Chức năng:

          Giúp trưởng khoa tổ chức và quản lý quá trình đào tạo, giảng dạy, học tập và các hoạt động khác thuộc bộ môn theo chương trình kế hoạch của khoa.

      3. Nhiệm vụ:

  1. Tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy, kế hoạch nghiên cứu khoa học và các kế hoạch công tác khác của bộ môn; biên soạn chương trình đào tạo, chương trình chi tiết môn học, tài liệu môn học; biên soạn ngân hàng câu hỏi;
  2. Chịu trách nhiệm về chất lượng giảng dạy môn học của tổ. Đề xuất giáo viên giảng dạy và quản lý giáo viên chủ nhiệm lớp;
  3. Tổ chức dự giảng, dự giờ đánh giá giáo viên, phân tích, trao đổi rút kinh nghiệm chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm nghề trong bộ môn;
  4. Hỗ trợ việc chuẩn bị giảng dạy, nghiên cứu khoa học của giáo viên;
  5. Quản lý phòng, xưởng chuyên môn, bảo quản, khai thác, sử dụng và đề xuất sửa chữa, bảo trì máy móc, trang thiết bị, phương tiện phục vụ giảng dạy;
  6. Lập dự trù nguyên phụ liệu, trang thiết bị cho từng học kỳ, năm học; quản lý và bảo quản sản phẩm học sinh thực tập; xây dựng định mức nguyên phụ liệu thực tập và hệ thống bài thực hành, thực tập cho từng môn học;
  7. Sinh hoạt bộ môn hai tuần 1 lần, mời giáo viên thỉnh giảng thuộc bộ môn cùng sinh hoạt.

      4. Trưởng bộ môn:

          Đứng đầu bộ môn là trưởng bộ môn.  Trưởng bộ môn là giáo viên có uy tín của ngành đào tạo tương ứng, có đủ tiêu chuẩn giáo viên giảng dạy trình độ trung cấp, có kinh nghiệm giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học và có năng lực quản lý. Trưởng bộ môn do Hiệu trưởng bổ nhiệm theo đề xuất của trưởng khoa. Quy trình giới thiệu, bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng bộ môn được thực hiện theo quy định hiện hành.

       5. Trách nhiệm và quyền hạn của Trưởng bộ môn:

  1. Điều hành toàn bộ hoạt động chuyên môn của giáo viên thuộc bộ môn (kể cả thỉnh giảng). Chịu trách nhiệm trước trưởng khoa về toàn bộ hoạt động của bộ môn;
  2. Chỉ đạo giáo viên trong tổ thực hiện các chương trình công tác, kế hoạch phát triển bộ môn;
  3. Đề xuất phân công nhiệm vụ, kiểm tra, nhận xét đánh giá giáo viên (cả biên chế, hợp đồng và thỉnh giảng);
  4. Biểu dương hoặc phê bình giáo viên và học sinh;
  5. Quan hệ với cá nhân hoặc tổ chức bên ngoài trường để phát triển công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, hợp tác sản xuất;
  6. Chỉ đạo cho giáo viên xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, chương trình chi tiết môn học, tài liệu môn học, thời khóa biểu, nghiên cứu khoa học, đồ dùng dạy học…;
  7. Kiểm tra ngân hàng câu hỏi ôn tập và đáp án, hồ sơ giáo vụ theo kế hoạch chung của nhà trường;
  8. Phân công giáo viên giảng dạy theo hướng chuyên môn hóa; theo dõi, kiểm tra, nhận xét đánh giá giáo viên (cả biên chế, hợp đồng và thỉnh giảng); quản lý giáo viên chủ nhiệm lớp;
  9. Kiểm tra công tác giáo viên, dự giờ giáo viên định kỳ và đột xuất;
  10. Kiểm tra, theo dõi công tác bảo trì, bảo dưỡng máy móc, trang thiết bị… theo qui định;
  11. Phân công giáo viên xây dựng kế hoạch, chương trình công tác, nghiên cứu khoa học, xây dựng tài liệu môn học và đồ dùng dạy học các môn học do bộ môn đảm trách;
  12. Thực hiện các nhiệm vụ khác do trưởng khoa giao.

cokhi : 19-01-2024 435