Giới thiệu tổng quát về các ngành, nghề đào tạo

GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÁC NGÀNH NGHỀ ĐÀO TẠO

1. Cơ khí động lực:

- Mã ngành, nghề: 5520115

- Trình độ đào tạo: Trung cấp

- Hình thức đào tạo: Chính quy                                                                       

- Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THCS trở lên

- Thời gian đào tạo:  Từ 1 đến 2 năm

1.1. Mục tiêu đào tạo

1.1.1. Mục tiêu chung:  

Đào tạo trình độ trung cấp yêu cầu người học sau khi tốt nghiệp phải có năng lực thực hiện được một số công việc có tính phức tạp của ngành Cơ khí động lực; có khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm.

1.1.2. Mục tiêu cụ thể: 

- V kiến thức:

+ Có kiến thức thực tế và lý thuyết tương đối rộng trong phạm vi của ngành Cơ khí động lực.

+ Có kiến thức cơ bản về chính trị, văn hoá, xã hội và pháp luật đáp ứng yêu cầu công việc nghề nghiệp và hoạt động xã hội thuộc + ĩnh vực chuyên môn.

+ Có kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc ngành Cơ khí động lực.

- V kỹ năng:

+ Chẩn đoán được lỗi hư hỏng của các hệ thống trên ô tô.

+ Sửa chữa và bảo dưỡng được các hệ thống trên ô tô.

+ Sử dụng thành thạo các thiết bị chẩn đoán, công cụ, dụng cụ liên quan đến lĩnh vực ô tô.

+ Có khả năng sử dụng các thuật ngữ chuyên môn của ngành trong giao tiếp hiệu quả tại nơi làm việc; phản biện và sử dụng các giải pháp thay thế; đánh giá chất lượng công việc và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Có khả năng làm việc độc lập trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm.

+ Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện công việc đã định sẵn .

+ Đánh giá được các hoạt động của nhóm và kết quả thực hiện.

1.2. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:  

Sau khi tốt nghiệp, người học trở thành kỹ thuật viên trung cấp về Cơ khí động lực, có khả năng làm việc ở các vị trí: Kỹ thuật viên lắp ráp trong nhà máy, xí nghiệp có liên quan đến lĩnh vực cơ khí động lực. Nhân viên kỹ thuật, bảo dưỡng, sửa chữa cho các công ty có liên quan đến lĩnh vực cơ khí động lực.

2. Công nghệ ô tô:

- Mã ngành, nghề: 5510216

- Trình độ đào tạo: Trung cấp

- Hình thức đào tạo: Chính quy                                                                       

- Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THCS trở lên

- Thời gian đào tạo: 2 năm

2.1. Mục tiêu đào tạo:

2.1.1. Mục tiêu chung:  

Đào tạo trình độ trung cấp yêu cầu người học sau khi tốt nghiệp phải có năng lực thực hiện được các yêu cầu về bảo dưỡng và sửa chữa ô tô; có khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm.

2.1.2. Mục tiêu cụ thể: 

- Về kiến thức:

+ Vận dụng được kiến thức kỹ thuật cơ sở vào việc tiếp thu các kiến thức chuyên môn nghề Công nghệ ô tô;

+ Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động các hệ thống, cơ cấu trong ô tô;

+ Giải thích được nội dung các công việc trong quy trình tháo, lắp, kiểm tra, hiệu chỉnh, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô;

+ Trình bày được nguyên lý, phương pháp vận hành và phạm vi sử dụng các trang thiết bị trong nghề Công nghệ ô tô;

+ Nêu được các nội dung, ý nghĩa của kỹ thuật an toàn và, vệ sinh công nghiệp.

- Về kỹ năng:

+ Chẩn đoán được lỗi hư hỏng của các hệ thống trên ô tô.

+ Sửa chữa và bảo dưỡng được các hệ thống trên ô tô.

+  Sử dụng thành thạo các thiết bị chẩn đoán, công cụ, dụng cụ liên quan đến lĩnh vực ô tô.

+ Có khả năng sử dụng các thuật ngữ chuyên môn của ngành trong giao tiếp hiệu quả tại nơi làm việc; phản biện và sử dụng các giải pháp thay thế; đánh giá chất lượng công việc và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Có khả năng làm việc độc lập trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm.

+ Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện công việc đã định sẵn .

+ Đánh giá được các hoạt động của nhóm và kết quả thực hiện.

2.2. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:  

Sau khi tốt nghiệp, người học trở thành kỹ thuật viên trung cấp Công nghệ ô tô, có khả năng làm việc ở các vị trí: Kỹ thuật viên lắp ráp trong nhà máy, xí nghiệp có liên quan đến lĩnh vực ô tô. Nhân viên kỹ thuật, bảo dưỡng, sửa chữa cho các công ty có liên quan đến lĩnh vực ô tô.

3. Cơ khí chế tạo:

- Mã ngành, nghề: 5520117

- Trình độ đào tạo: Trung cấp

- Hình thức đào tạo: Chính quy

- Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp từ THCS trở lên

- Thời gian đào tạo: 2 năm

3.1.Mục tiêu đào tạo:

3.1.1. Mục tiêu chung: Sau khi tốt nghiệp, người học trở thành kỹ thuật viên trung cấp về cơ khí chế tạo, có khả năng vận hành được các máy cơ khí (máy tiện, máy phay, máy mài, máy khoan, máy phay CNC, máy tiện CNC, trung tâm gia công CNC); gia công được các chi tiết trên máy gia công cơ khí, CNC; làm việc tại các cơ sở sản xuất chế tạo, kinh doanh thuộc lĩnh vực cơ khí.

3.1.2. Mục tiêu cụ thể:

- Về kiến thức:

+ Có kiến thức thực tế và lý thuyết tương đối rộng trong phạm vi của Ngành Cơ khí chế tạo.

+ Có kiến thức cơ bản về chính trị, văn hoá, xã hội và pháp luật đáp ứng yêu cầu công việc nghề nghiệp và hoạt động xã hội thuộc lĩnh vực chuyên môn.

+ Có kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc.

- V kỹ năng:

+ Đọc được các bản vẽ kỹ thuật, bản vẽ thi công các chi tiết máy.

+ Vận hành được các máy gia công cơ khí, máy CNC.

+ Gia công được các chi tiết trên máy gia công cơ khí, máy CNC.

 - Năng lực tự chủtrách nhiệm:

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động, có tác phong lao động công nghiệp và tôn trọng nội quy của cơ quan, doanh nghiệp.

- Có khả năng tổ chức, bố trí nơi làm việc khoa học, đảm bảo an toàn vệ sinh công nghiệp.

3.2. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

+ Có việc làm đúng chuyên ngành tại các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cơ khí chế tạo.

+ Tham gia làm việc ở các vị trí: Kỹ thuật viên vận hành, gia công các chi tiết trên máy gia công cơ khí, máy CNC.

+ Chuyên viên tư vấn tại các doanh nghiệp sản xuất hoặc cung cấp các thiết bị thuộc lĩnh vực cơ khí.

4. Bảo trì và sửa chữa máy xây dựng và máy nâng chuyển

- Mã ngành, nghề: 5520169

- Trình độ đào tạo: Trung cấp

- Hình thức đào tạo: Chính quy

- Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp từ THCS trở lên

- Thời gian đào tạo: 2 năm

4.1.Mục tiêu đào tạo

4.1.1. Mục tiêu chung: Sau khi tốt nghiệp, người học trở thành kỹ thuật viên trung cấp về Bảo trì và sửa chữa máy xây dựng và máy nâng chuyển, có khả năng: Vận hành, bảo trì, sửa chữa xe nâng, lắp đặt hệ thống xe nâng có thể làm việc ở các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp, các công ty kinh doanh, bảo trì máy nâng chuyển.

4.1.2. Mục tiêu cụ thể:

- Về kiến thức:

+ Trình bày được những nội dung cơ bản nhất về Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

+ Có kiến thức cơ bản về điện tử cơ bản, gia công cơ khí, cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy nâng chuyển, đọc được bản vẽ thiết kế trong máy nâng chuyển.

+ Trình bày được nguyên lý, cấu tạo máy nâng chuyển, các ký hiệu qui ước sử dụng trong lĩnh vực chuyên ngành xe nâng.

+ Phân tích, đánh giá được các hiện tượng sai hỏng trong lĩnh vực xe nâng.

+ Đọc và hiểu được các bản vẽ xe nâng thông dụng.

- Về kỹ năng:

+ Đọc được bản vẽ để thi công các hệ thống điện công nghiệp và dân dụng trong xe nâng.

+ Vận dụng được các kiến thức cơ bản về trang bị điện, gia công cơ khí để bảo trì và sửa chữa được hệ thống điều khiển của xe nâng.

+ Vẽ được các bản vẽ kỹ thuật của xe nâng trên máy tính.

+ Bảo trì, sửa chữa được các loại xe nâng thông dụng.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động, có tác phong công nghiệp và tuân thủ, chấp hành nội quy của cơ quan, doanh nghiệp.

+ Yêu nghề, có tác phong làm việc khoa học, có ý thức tiết kiệm trong sản xuất và có trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo quản tài sản, vật tư, trang thiết bị kỹ thuật.

+ Có ý thức công dân, cộng đồng, tôn trọng pháp luật và các quy định của cơ quan, trung thực, tính kỷ luật cao, hợp tác chia sẽ với cộng đồng, chấp nhận công việc sẵn sàng nhận nhiệm vụ được giao, có tinh thần cầu tiến và không ngừng học tập.

+ Tuân thủ các quy định về an toàn lao động, an toàn điện .

4.2. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp: Vận hành, bảo trì, sửa chữa xe nâng, có thể làm việc ở các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp, các công ty kinh doanh, bảo trì xe nâng, làm việc trong các lĩnh vực có liên quan đến máy nâng chuyển.

5. Bảo trì Hệ thống thiết bị công nghiệp:

5.1. Mục tiêu đào tạo:

5.1.1. Mục tiêu chung: Đào tạo trình độ trung cấp yêu cầu người học sau khi tốt nghiệp phải có năng lực thực hiện được các yêu cầu về bảo trì hệ thống thiết bị công nghiệp; có khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm.

5.1.2. Mục tiêu cụ thể: 

- V kiến thức:

+ Vận dụng được kiến thức cơ sở vào việc tiếp thu các kiến thức chuyên môn công nghệ bảo trì thiết bị công nghiệp;

+ Giải thích được nôi dung các công việc trong quy trình lắp đặt, kiểm tra, hiệu chỉnh, vận hành và bảo trì thiết bị công nghiệp;

+ Đọc được các tài liệu kỹ thuật kèm theo của hệ thống thiết bị: Cơ khí, thủy lực, khí nén, điện, tự động hóa thông dụng;

+ Xây dựng được các phương pháp lập kế hoạch bảo trì hệ thống thiết bị công nghiệp theo thời gian; lập dự trù thiết bị, phụ tùng thay thế và kế hoạch nhân lực.

- V kỹ năng:

+ Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ tháo, lắp; dụng cụ và thiết bị đo kiểm;

+ Thực hiện công tác bảo trì, sửa chữa thiết bị: Cơ khí, thủy lực, khí nén, điện, tự động hóa đúng kỹ thuật;

+ Kiểm tra ghi chép và giám sát được tình trạng kỹ thuật của chi tiết và cụm chi tiết trong hệ thống truyền động cơ khí, điện, thủy lực, hệ thống khí nén, hệ thống an toàn, phanh hãm, hệ thống điều khiển;

+ Kiểm tra và hiệu chỉnh được các chi tiết, bộ phận trong hệ thống truyền đồng cơ khí, hệ thống truyền động cơ - thủy lực, hệ thống truyền động điện - khí nén, hệ thống hiển thị và thiết bị đo;

+ Lắp đặt được hệ thống thiết bị công nghiệp ở mức độ trung bình;

+ Phát hiện kịp thời các biểu hiện bất thường của một số thiết bị đơn giản;

+ Lập được kế hoạch bảo trì theo thời gian, kế hoạch dự trù thiết bị, phụ tùng thay thế, kế hoạch nhân lực và trình duyệt kế hoạch;

+ Thực hiện đầy đủ nội quy, quy định về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Có khả năng làm việc độc lập, theo nhóm và ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào các công việc bảo trì, bảo dưỡng thiết bị công nghiệp;

+ Chủ động giải quyết công việc theo trình độ đào tạo, kèm cặp và hướng dẫn thợ bậc thấp.

+ Đánh giá được các hoạt động của nhóm và kết quả thực hiện.

5.2. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:  

- Sau khi tốt nghiệp, người học trở thành kỹ thuật viên trung cấp Bảo trì hệ thống thiết bị công nghiệp sẽ làm việc tại các khu công nghiệp, được phân công làm việc tại các vị trí:

- Thực hiện công tác bảo trì, sửa chữa các thiết bị công nghiệp như: Cơ khí, thủy lực, khí nén, điện, tự động hóa;

- Lắp đặt được hệ thống thiết bị công nghiệp;

- Chủ động giải quyết công việc theo trình độ đào tạo, hướng dẫn thợ bậc thấp hơn thực hiện công việc.

cokhi : 19-01-2024 296